Danh mục sản phẩm
Quảng cáo

Đặc điểm bơm chìm giếng khoan

Bơm chìm giếng khoan hay còn gọi là máy bơm hỏa tiễn (borehole pumps) đều là loại bơm chìm được sử dụng để bơm nước và chất lỏng trong các giếng khoan, lỗ khoan sâu cho các lĩnh vực canh tác, khai khoáng, cấp thoát nước hoặc dầu mỏ… Các thiết bị này thuộc dòng bơm ly tâm loại đơn tầng cánh và đa tầng cánh. Sử dụng động cơ chìm, có thể được lắp ở phần trên hoặc dưới máy bơm. Đặc điểm của bơm là không có đường ống hút nên phải đặt toàn bộ máy ngập trong môi trường chất lỏng cần xử lý.

bom-chim-gieng-khoan

1. Đặc điểm bơm chìm giếng khoan 

Bơm chìm giếng khoan / bơm hỏa tiễn có cấu tạo đường kính nhỏ, thon ( hình dạng giống hỏa tiễn) và có chiều dài trục lớn phù hợp với kiểu dáng của nhiều loại giếng khoan hiện nay. Động cơ của bơm thường là loại động cơ lồng sóc chứa nước hoặc loại chứa dầu, được bịt kín bằng phớt cơ khí, hoặc phớt trục tương tự. Máy thường được trang bị một bộ lọc hút giữa thân bơm và động cơ.

Bơm được làm từ vật liệu chống ăn mòn để bảo vệ bơm chống lại các chất mà thiết bị tiếp xúc khi đặt trong lòng đất. Bơm được trang bị bộ lọc tại đầu hút để lọc các hạt rắn có thể rơi vào gây hỏng máy bơm – do dòng bơm chìm giếng khoan / bơm hỏa tiễn có thiết kế hạn chế khe hở cho các hạt rắn lớn. Các bộ phận như ổ trượt được bôi trơn bằng chất lỏng hoặc bôi trơn từ chất lỏng của động cơ, thường được làm bằng carbon, đồng, gốm hoặc kim loại cứng.

Tùy thuộc vào nhu cầu người dùng, các bộ phận như vỏ bơm, cánh quạt và bộ khuếch tán có thể được làm bằng gang, đồng, nhôm đa ​​hợp kim, thép mạ crôm hoặc nhựa.

2. Ứng dụng bơm hỏa tiễn 

- Dùng cho hệ thống tưới phun mưa

- Lấp chất lỏng đầy hồ chứa hoặc bể chứa

- Ứng dụng trong trang trại

- Trồng trọt nông nghiệp

- Tưới, bơm nước cho gia súc

-  Khử nước mỏ

3. Các yếu tố quyết định đến việc lựa chọn và lắp đặt bơm chìm giếng khoan 

- Áp suất và lưu lượng

Dù là dùng trong bất kỳ ứng dụng nào, thì lưu lượng và áp suất vẫn luôn là yếu tố tiên quyết để người dùng chọn mua một thiết bị bơm. Ở đây lưu lượng chính là lượng chất lỏng hoặc nước cần được vận chuyển. Và mức áp suất cần thiết được tạo ra để đưa chất lỏng đi từ nơi này sang nơi khác.

Người dùng nên dựa trên loại ứng dụng cần lắp đặt bơm mà chọn mức áp suất và lưu lượng phù hợp theo đó. Ví dụ, cần trang bị bơm cho hệ thống tưới tiêu dạng phun tia thì người dùng nên lựa chọn bơm có áp suất cao, nhưng lưu lượng thấp. Tưới nước sử dụng vòi bơm thì sẽ cần áp suất thấp, lưu lượng cao. Và nếu dùng trong ứng dụng lấp đầy hồ, bể chứa thì người dùng có thể sẽ cần dùng đến một thiết bị bơm có lưu lượng và áp suất đều thấp.


- Tổng cột áp

Cột áp là chiều cao của nước, hoặc chất lỏng mà bơm có thể đẩy lên tối đa. Tổng cột áp cho máy bơm giếng khoan / bơm hỏa tiễn phụ thuộc vào các yếu tố như độ cao trên mặt đất, đường kính và chiều dài ống bơm, mực nước… Và có liên quan đến thiết kế của máy bơm như công suất, số tầng cánh của bơm ly tâm…. Đặc biệt đối với dòng máy bơm chìm giếng / máy bơm hỏa tiễn này, người ta thường chế tạo thiết bị có công suất cao và nhiều tầng cánh để hỗ trợ quá trình bơm nước từ sâu dưới đất lên bề mặt giếng được phát huy tối đa.


- Khoảng cách bơm

Nước hoặc chất lỏng được bơm từ giếng sâu dưới lòng đất sẽ được đưa đến điểm cuối của thiết bị bơm. Quy trình bơm của một máy bơm giếng khoan, bơm hỏa tiễn gồm có 2 giai đoạn.

+ Bơm chất lỏng từ bên dưới lòng đến lên trên miệng giếng khoan

Thông thường trước khi lắp đặt bơm vào giếng, hố sâu. Kỹ sư chuyên môn sẽ cho người dùng biết được độ sâu trung bình của mực nước, mực chất lỏng trong giếng. Như đã biết, bơm chất lỏng theo hướng trục đứng sẽ khó hơn so với bơm hướng trục ngang. Đặc biệt với một giếng khoan có độ sâu lớn thì người dùng sẽ cần đến máy bơm có hiệu suất vận hành mạnh mẽ hơn so với máy bơm dùng cho giếng khoan nông. Theo như tính toán, thì cứ mỗi 10 mét độ sâu của giếng khoan thì người dùng sẽ cần 1 bar áp suất tương đương.

+ Bơm từ miệng giếng khoan đến điểm chứa

Một khi chất lỏng đã được bơm thẳng đứng từ dưới mặt đất lên trên miệng giếng, thì lúc này bơm sẽ đưa chất lỏng đi đến điểm chứa. Lưu ý rằng, khoảng cách càng xa thì mức áp suất yêu cầu để bơm càng lớn.

Ngoài ra, còn một điểm cần quan tâm đó là chiều cao giữa miệng giếng và điểm chứa chất lỏng, nếu có sự chênh lệch giữa hai vị trí thì người dùng cũng nên đưa vào cân nhắc trong quá trình lựa chọn bơm. Vì đây cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến mức tiêu thụ năng lượng khi máy vận chuyển chất lỏng.

- Đường kính của giếng, lỗ khoan

Trước khi khoan, người dùng nên đo đạc đường kính của giếng một cách cụ thể. Đường kính của giếng khoan bao nhiêu thì sẽ quyết định đến đường kính của bơm được lắp đặt bấy nhiêu.

- Kích thước ống bơm

Kích cỡ ống bơm cũng là một điểm quan trọng có liên quan đến hiệu suất bơm. Ống bơm có đường kính nhỏ sẽ tạo ra ma sát nhiều hơn ống bơm có đường kính lớn. Đồng thời gây tiêu hao áp suất và năng lượng tiêu thụ để bù lại lượng tổn thất bị ma sát.


Bơm chìm giếng khoan là dòng bơm ly tâm trục đứng đa tầng cánh hoặc đơn tầng cánh. Để chọn mua, liên hệ hotline 0936 250 333 hoặc email: Sale@vinapumpjsc.com để được hỗ trợ tốt nhất. 

 

CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY BƠM VIỆT NAM VINAPUMPJSC

– Trụ sở: A1- Tầng 5M – tòa nhà Bình Vượng – 200 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội

☎️ Hotline: 0936 250 333

– Chi nhánh: 6A – Kha Vạn Cân – Hiệp Bình Chánh – Thủ Đức – HCM

☎️ Hotline: 0904 372 572

📧 Email: sale@vinapumpjsc.com

🌐 Website: https://www.cungcapmaybom.vn/